Saturday, November 16, 2019

(Video) Lệ Thủy - 45 Năm Nghiệp Cầm Ca (2006)


(Video) Liveshow Kiều Phượng Loan 17/09/2010 - Rạp Trần Hưng Đạo



Chương Trình Chuyên Đề Sân Khấu 
NGHỆ SĨ KIỀU PHƯỢNG LOAN - KỶ NIỆM 40 NĂM GẮN BÓ VỚI SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG VÀ KỊCH NÓI
Rạp Trần Hưng Đạo đêm 17/09/2010

Giới Thiệu Nữ Nghệ Sĩ Mỹ Châu - Nguyễn Phương



Thưa quý thính giả, nhiều thính giả Đài Á Châu Tự Do ở Pháp, Úc và vùng Nam Cali gởi điện thư hỏi Nguyễn Phương tại sao nữ nghệ sĩ Mỹ Châu có biệt danh là giọng hát Liêu Trai và trước năm 1975, cô Mỹ Châu còn được gọi là Lolita Mỹ Châu.

Phải chăng vì người ta gọi tắt hai chữ đầu của Liêu Trai, L T thành ra Lolita cho có vẻ giống tiếng Mỹ như thói thời thượng trong những năm thập niên 60 ở Saigon?

ẢNH BẠCH LÊ

Đôi Điều Về Vở Cải Lương Nửa Đời Hương Phấn - Đăng Huỳnh

Bìa quyển tiểu thuyết "Nửa đời hương phấn" của tác giả Mặc Tuyền.

Vở cải lương "Nửa đời hương phấn" của hai cố soạn giả Hà Triều- Hoa Phượng hơn nửa thế kỷ qua vẫn được người mộ điệu trọn lòng yêu mến. Đến độ, nhiều người thuộc làu từng bản ca, lớp diễn, tình tiết nhưng vẫn coi, và vẫn thấy hay. Tuy nhiên, vở diễn "Nửa đời hương phấn" vẫn còn những câu chuyện "bên lề" khá thú vị.

Friday, November 15, 2019

Nghệ Sĩ Bạch Tuyết - Tiến Sĩ Cải Lương Đầu Tiên




16 tuổi, NSƯT Bạch Tuyết bước chân vào cải lương một cách tình cờ trong khi cả dòng họ không ai đi theo con đường nghệ thuật. Cải lương trao cho cô tình yêu và sức sống và đến giờ cô là nữ tiến sĩ đầu tiên của nghệ thuật cải lương.

Gắn bó với cải lương ngót 45 năm, NSƯT Bạch Tuyết đã tham gia trên 400 vở diễn, Bạch Tuyết thành công với các nhân vật có số phận éo le, ngang trái trong xã hội cũ như gái bar, gái nhảy, gái mại dâm...
Vào những năm 1960, những vai chính của các vở tuồng kinh điển lần lượt đưa Bạch Tuyết lên ngôi vị "Cải lương Chi bảo" như Lá thắm chỉ hồng, Tần Nương Thất, Trăng Thề vườn Thuý, Mùa thu lá bay...

Vầng Trăng Cổ Nhạc 94 (31.07.2008)



Chương trình Vầng trăng cổ nhạc 94 diễn ra vào tối 31-7- 2008, tại sân khấu Thủy tạ Đầm Sen (TPHCM), HTV 9 sẽ truyền hình trực tiếp. Tham gia chương trình có các nghệ sĩ: NSND Thanh Tòng, nghệ sĩ Trường Sơn, Thanh Loan, Xuân Yến (trích đoạn Lưu Bị cầu hôn giang tả), NSƯT Kim Tử Long, Phi Nhung (hoạt cảnh Cô Thắm về làng), NSƯT Bảo Quốc, Ngọc Đợi, Ngân Tâm, Lam Tuyền (trích đoạn Bao Công xử án Trần Thế Mỹ), NSƯT Thoại Mỹ, Kim Ngọc, Bảo Chung, Thanh Thủy (trích đoạn Hai gương mặt một cuộc đời)
Ngoài ra, chương trình còn có các bài ca cổ do các nghệ sĩ: NSƯT Minh Vương, Thanh Ngân, Ngân Vương, Tấn Giao, Như Huỳnh, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Thanh Thúy thể hiện. MC chương trình là nghệ sĩ Quế Trân (ảnh).
T.Hiệp


Vầng Trăng Cổ Nhạc 92


Nghệ Sĩ: ThanhTuấn, Lệ Thủy, Hoài Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Phượng Liên

Vầng Trăng Cổ Nhạc: Hồn Chinh Phu


Trích đoạn cải lương và tân cổ giao duyên
1. Hồn Chinh phu - Bạch Tuyết và đoàn múa
2. Khi rừng mới sang thu - Thanh Kim Huệ, Tấn Tài, Minh Tiến
3. Song kiếm uyên ương - Kim Tử Long, Quế Trân
4. Mơ hoa - Lệ Thủy, Minh Vương
5. Chuyện tình yêu -Thanh Sơn
6. Lụa là sắc áo kiêu sa - Thanh Ngân, Trọng Phúc

Vầng Trăng Cổ Nhạc 31 - Phố Biển


1-Biệt yêu khi nào - Vũ Luân, bé Hoàng Yến, bé Tiến Đạt, nhóm múa phương Việt.
2-Chợ nổi tình xuân - Châu Thanh, Hải Yến, Tuyết Thảo, Ngọc Lê, nhóm múa Bình Minh.
3-t/đ Nghiệp cầm ca - Minh Vương, Lệ Thủy, Tiết Cương, Ngọc Uyên, Thanh Hồng, Ngân Châu.
4-Yêu tiếng hát quê hương - Phượng Hằng, Trọng Phúc, nhóm múa Bình Minh.
5-t/đ Má ơi Ba có mèo - Tấn Giao, Linh Trung, Kim Phượng, Tô Thiên Kiều.
6-Quê Hương mùa xuân - Thanh Ngân, Thạch Thảo, nhóm múa Phương Việt.

Vầng Trăng Cổ Nhạc 19


1. Bài ca dao cuộc đời - Thanh Nguyệt, Trung Hậu, Như Quỳnh, Nhơn Hậu.
2. Đạo làm con- Châu Thanh.
3. t/đ Mẹ mãi trong đời con-  Ngọc Giàu, Vũ Luân, Trinh Trinh, Tấn Hoàng.
4. Ngày đá đơm bong - Quang Linh, Tấn Giao, Ngọc Đợi.
5. Ca dao tình Mẹ - Kim Tử Long, Quế Trân.
6. Chim vịt kêu chiều - Ngọc Hương, Thanh Ngân, Trọng Phúc.
7. Hương sen tình Mẹ - Vũ Linh, Thọai Mỹ, Hồng Quyên.

Vầng Trăng Cổ Nhạc 17


1. Ca cảnh: Vầng trăng tao ngộ - Thanh Ngân, Linh Vương.
2. Về lại Phong Châu - Trọng Nghĩa, Phương Loan, Thau Thủy.
3. Ca cảnh: Nhớ về đất tổ cùng ta - Trọng Hữu, Thanh Kim Huệ, Ái Xuân.
4. T/đ Mặt trời đêm thế kỷ - Chí Linh, Vân Hà, Ngân Tuấn, Quỳnh Khôi, Trần Linh.
5. Ca cảnh: Về với mùa hè xanh - Lệ Tứ, Mỹ Hằng, Hoài Nam, Lê Hồng Thắm.
6. Ca cảnh: Phùng Ngọc Liêm- Ngọc Đợi.
7. Ca cảnh: Tơ hồng -Thanh Tuấn, Kim Thoa, Ngân Quỳnh.
8. T/đ: Chiếc áo thiên nga - Kim Tiểu Long, Tú Sương, Phương Thanh.

Vầng Trăng Cổ Nhạc 12


Vầng Trăng Cổ Nhạc 11


1-t/đ Lưu Bị cầu hôn - Thanh Tòng, Trường Sơn, Chi Bảo, Thanh Loan...
2-Cô Thắm về làng - Kim Tử Long.
3-T/đ Đoạn trường - Bảo Quốc, Ngân Tâm, Lam Tuyền, Ngọc Đợi...
4-Em về kẻo trời mưa - Minh Vương, Thanh Ngân.
5-T/đ Hai mảnh đời 1 nỗi đau - Thoại Mỹ, Bảo Chung, Thanh Thủy, Kim Ngọc...

Vầng Trăng Cổ Nhạc 15


1-Ca cảnh: Rạng rỡ Việt Nam - Thanh Ngân, Trọng Hữu.
2-Ca cảnh: An Tư công chúa - Ngọc Đại, Võ Thị Trí, Tuấn Tú, Thanh Hồng.
3-T/Đ Đêm hội Long Trì - Tuấn Thanh, Chí Linh, Vân Hà, Như Quỳnh.
4-Ca cảnh: Trống loạn Thanh Long thành - Lê văn Gàn, Võ Thành Phê, Lê Quốc Phòng.
5-T/Đ Hoa Sơn thướng quân - Chiêu Hùng, Nhơn Hậu, Đào Vũ Thanh...
6-Ca cãnh: Nữ tướng cờ đào - Thoại Mỹ, Ngọc Lê, Thanh Tâm.
7-T/Đ Thăng Long mùa xuân đại thắng - Minh Vương, Lệ Thủy, Khánh Duy.

Vầng Trăng Cổ Nhạc 8: Ca Dao Mẹ


Vầng Trăng Cổ Nhạc 2: Tiếng Hò Sông Hậu



1. Tâm Sự Với Quê Hương
Bạch Tuyết
2. Tiếng Hò Sông Hậu
Diệp Lang, Giang Châu
3. Cô Đào Hát
Vũ Linh, Phương Hồng Thuỷ
4. Bắc Cung Ai
Trần Văn Khuê

Thursday, November 14, 2019

(Video) Live Show Mộng Tuyền Tại Cần Thơ (26.03.2011)


"Hoa khôi" nghệ thuật và live show cải lương tại Tây Đô

08/03/2011

(Mask) – Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang phối hợp với nghệ sĩ hải ngoại Mộng Tuyền tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Nghệ sĩ Mộng Tuyền – Tri ân khán giả”, diễn ra vào đêm 25/3 tại Nhà hát Tây Đô – Tp Cần Thơ.

Đây là dịp để các nghệ sĩ gặp gỡ và ôn lại những vai diễn một thời vang bóng và tri ân khán giả Tp Cần Thơ.

Chương trình còn có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSUT Lệ Thuỷ, NSUT Minh Vương, NSUT Bảo Quốc, NSUT Thanh Thanh Tâm, Kiều Phượng Loan, Cẩm Thu, Tuấn Thanh, Trọng Phúc, Thanh An, Hoàng Hiệp, Dũng Nhí, Tiểu Phụng, Viễn Sơn, ca sĩ Quang Thành  và vũ đoàn Vầng trăng. Cùng với nghệ sĩ Mộng Tuyền, các nghệ sĩ lần lượt biểu diễn các trích đoạn, ca cảnh: Nửa đời hương phấn (với Minh Vương, Lệ Thủy), Mưa rừng (với Tuấn Thanh), Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài (với Thanh Thanh Tâm) và các bài ca lẽ như: Sau bức màn nhung (Tân cổ), Gợi giấc mơ xưa(nhạc trữ tình)…Chương trình do nhà báo kiêm MC nổi danh trong giới sân khấu Thanh Hiệp biên tập, thực hiện.

Cố Nghệ Sĩ Phương Quang - Ông Vua Hiền Hậu Của Làng Sân Khấu


16/07/2018

"Vua Riêm" qua đời sau di nguyện hiến xác, để lại niềm thương tiếc về một giọng ca, nhân cách đẹp trong lòng gia đình, đồng nghiệp.

Sáng 13/7, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Quang mất tại nhà riêng ở quận 7, TP HCM, sau nhiều năm bệnh teo não. Dẫu biết trước tình trạng sức khỏe của ông, đông đảo bạn bè, giới nghệ sĩ thảng thốt khi hay tin ông từ biệt cõi tạm. Sinh thời, mọi người thường gọi Phương Quang trìu mến với cái tên "Vua Riêm" - theo tên vai diễn từng ghi đậm dấu ấn của ông. Những năm 1980, ông cùng NSƯT Thanh Vy đầu quân về Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, làm mưa làm gió với hàng nghìn suất diễn vở Nàng Xê Đa. Câu chuyện về vua Riêm (Phương Quang thể hiện) giả chết để thử lòng chung thủy của người tình đã lấy nước mắt khán giả Sài Gòn suốt nhiều thập niên.

Tản Mạn Về Một Vì Vua Cải Lương - NSUT Minh Vương: Quân Vương Trở Về


25/09/2013

Tính kể từ năm 1964, sau khi Minh Vương giành giải Khôi nguyên vọng cổ (cùng đoạt Khôi nguyên năm đó là nữ nghệ sĩ Diệu Nga) đến nay đã tròn 49 năm, anh gắn kết đời mình với sân khấu cải lương.

Khôi nguyên Nguyễn Văn Vưng - Minh Vưng, chẳng bao lâu, từ tuổi thiếu niên bước qua tuổi thanh niên trở thành danh ca Minh Vương, chưa tới 30 tuổi anh chính thức đăng đàn lên ngôi số 1 trên sân khấu cải lương Việt Nam. Khẳng định đẳng cấp một nghệ sĩ tài năng ca diễn, thanh sắc toàn diện qua vai Nguyễn Trãi trong vở Rạng ngọc Côn Sơn. Trước đó, người ta chỉ đánh giá cao Minh Vương ở giọng ca và sắc vóc, còn diễn xuất thì chưa thể sánh với những bậc đàn anh khác. Minh Vương đã chứng minh cho những suy nghĩ đó chưa chính xác, không chỉ sở hữu giọng ca vàng, chất giọng đồng hiếm có, anh còn là một nghệ sĩ diễn đạt tâm lý nhân vật rất sâu, vai Luân trong Đời cô Lựu, vai Minh trong Tô Ánh Nguyệt trở thành vai diễn kinh điển, rất nhiều nghệ sĩ diễn vai này nhưng chỉ là cái bóng chớ chưa thể sánh ngang được với Minh Vương. Có một, hai năm, giá trị của Minh Vương giảm sút đôi phần khi phong trào cải lương video mới xuất hiện ở Việt Nam ở thập niên 80, vì yêu cầu sản xuất nhanh chóng để đáp ứng thị trường cho nên những vai diễn của Minh Vương đóng thời ấy chưa đạt tới sự kỳ vọng của những người làm nghề khó tính, do thực hiện nhanh, anh không còn đủ thời giờ để nghỉ ngơi, dưỡng sức, chớ nói chi là để nghiên cứu sâu sắc nhân vật, tình thế sản xuất chương trình lúc đó không thể khác được, vượt ngoài tầm kiểm soát của anh. Thật ra, anh là một trong những nghệ sĩ tài danh nghiêm túc nhất trong lúc hành nghề.


(Video) Liveshow Ngọc Đáng - 40 Năm Son Sắt Với Nghề (01.11.2008)




Tối nay, 1-11, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tổ chức chương trình chuyên đề sân khấu NSƯT Ngọc Đáng - 40 năm son sắt với nghề tại rạp Hưng Đạo. Nghệ sĩ Ngọc Đáng là con nhà nòi nên được ba mẹ dạy hát năm 13 tuổi.

(Video) Vầng Trăng Cổ Nhạc 4 - Tặng Đời Chiếc Nón Bài Thơ


(Video) Liveshow Diệp Lang - Những Cánh Chim Không Mỏi


(Video) Đêm Vinh Danh Soạn Giả Viễn Châu (13.05.2012)



Liveshow diễn ra vào ngày 13 tháng 5 năm 2012 tại La Mirada Theater, South California USA. Show qui tụ nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng tại hải ngoại và Việt Nam như: Văn Chung, Phượng Liên, Lệ Thủy, Hồng Nga, Ngọc Đáng, Bảo Quốc, Chí Tâm, Thành Được, Hương Huyền, Ngọc Huyền, Phương Hồng Thủy, Linh Tâm, Tuấn Châu, Mai Thế Hiệp, Thanh Kim Mỹ, Hồng Loan, Xuân Mỹ, Đình Trí, Mạnh Quỳnh, MC Thanh Tùng, Tuấn Phong, Quang Thành, Dương Việt Trường, Kiệt Kỳ An, Tường Văn, Thái Thành, Thế Long, Bảo Lộc, Phương Hà, Ái Xuân, Yến Linh, Cẩm Hiền, Thu Hồng, Chí Sang, Vĩnh Khang, Đăng Khoa. Liveshow mang tên Đêm Vinh Danh Soạn Giả Viễn Châu- Nữa Thế Kỉ, Huyền Sử Bài Tân Cổ Giao Duyên.

Monday, November 11, 2019

Cải Lương Chi Bảo Bạch Tuyết - Thanh Hiệp


Đường đến HCV giải Thanh Tâm

Bạch Tuyết đã trở thành một tên gọi thân quen đối với công chúng yêu nghệ thuật. Năm 1963 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của chị, đó là năm chị đoạt HCV giải Thanh Tâm và 2 năm sau là HCV xuất sắc

Cho đến nay, dẫu đời sống của sân khấu cải lương có thăng trầm, dâu bể, chị vẫn luôn tỏa sáng mỗi khi xuất hiện trên sân khấu. Không dừng lại ở những vai diễn, chị đã sang Bulgaria học khóa đạo diễn (bậc đại học), rồi tốt nghiệp tiến sĩ sân khấu tại London (Anh Quốc). Chị vừa dàn dựng xong tác phẩm thứ sáu mang tên Trần Nhân Tông (tác giả Lê Duy Hạnh) cho Nhà hát Cải lương Trung ương và sắp tới một chương trình live show với chủ đề Tự tình quê hương – Cải lương chi bảo Bạch Tuyết sẽ được tổ chức tại Nhà hát TPHCM.

NSƯT Bạch Tuyết: "Tôi Trân Trọng Mỗi Một Khoảnh Khắc Trong Đời"


TTO - "Tôi yêu tất cả những con người, những sự việc cho dù là tình cờ hay có sự sắp đặt đã đi qua đời tôi. Tôi trân trọng mỗi một khoảnh khắc trong đời, dù vui, dù buồn và tôi giữ gìn nó như hơi thở của mình", "Cải lương chi bảo" Bạch Tuyết chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến tại tòa soạn TTO hôm nay (6-2). Trước gần 500 câu hỏi bạn đọc khắp nơi gửi về bày tỏ sự quan tâm dành cho mình, cho cải lương nói chung, NSƯT Bạch Tuyết đã nhiệt tình nán lại để trả lời thật nhiều câu hỏi.

NSƯT Bạch Tuyết
đang giao lưu trực tuyến với bạn đọc TTO
- Ảnh: T.T.D.

Tuesday, October 29, 2019

NSND Bạch Tuyết: Tiếng Xưa Còn Vọng


TT - “Phải đứng trước ngã ba sông trên đền Thượng đền Hùng mới cảm được “hồn thiêng sông núi đang cuộn khói trầm luân””. Giữa chừng câu chuyện, Bạch Tuyết vẫn ngồi nguyên trên ghế, cất giọng sang sảng khúc ca của người phụ nữ phi thường.

“Ơi giáo ơi gươm, ơi trường thương, ơi đoản kiếm! Nghe đâu các ngươi đã cùng Tiên Vương ta một thời xông trận... Ta muốn chiêu hồn các ngươi... Nhớ linh xưa muôn đội thuyền bày, cờ bay, ngựa hí. Hai quân giáo chí gươm tuốt sáng ngời...Các ngươi hãy cùng ta dàn hàng, hãy cùng ta xông tới...” (Thái hậu Dương Vân Nga - soạn giả Trúc Đường - Hoa Phượng)

Cải Lương Chi Bảo Bạch Tuyết - Lê Huyền Ái Mỹ


Đêm xuống. Trăng lên. Nến thắp đầy. Đoàn cung nữ lặng lẽ men theo con đường trúc. Trong tiếng trống chầu, vang đâu đó là thanh âm của sáo, tiêu, phủ một màu u tịch, cổ kính, bà Thái hậu được cung nghinh để tiến về đình thủy tạ… “Đã ngàn năm trôi qua, sao dời vật đổi mà ta vẫn không thể nào quên tiếng chuông báo tử của buổi chiều hôm đó…” (Hoàng hậu của hai vua – Lê Duy Hạnh). Tiếng của ngàn xưa vọng về, lặn vào sóng nước, tỏa khắp trời mây… Phút chốc, đất – trời – người như chỉ còn là một. Vô cùng. Thinh không. Sĩ Hoàng đứng một góc sau tàng tre, như thu hết cái khung cảnh, cái âm thanh huyền diệu kia vào trong cảm xúc ngất ngây không phải chỉ của một chàng họa sĩ tài hoa mà còn bằng trái âm mẫn cảm, tha thiết của một khán giả.

NSƯT Bạch Tuyết: Dùng Cải Lương Để Chuyên Chở Nền Triết Học Phật Giáo


Cái thế chông chênh, với tay không đụng trời, huơ chân không chạm đất của một Cải lương chi bảo đã khiến chị 3 lần tìm đến cái chết trong vòng có mấy năm – câu chuyện giữa TNTS với NSƯT Bạch Tuyết chủ yếu xoay quanh đoạn đời này.

Đã tưởng câu chuyện với NSƯT Bạch Tuyết không thể nào kết thúc, vì sự mải mê chị không dứt ra được trên dòng suy niệm về triết học Phật giáo và luận điểm về tính mới, tính bác học của nghệ thuật sân khấu cải lương, nhưng cuối cùng cũng “tạm dừng tại đây thôi cưng, mai mốt chị em mình gặp nữa nói nữa” vào lúc... 23 giờ 15!

Cải Lương & Nỗi Niềm Xa Xứ - Jeffrey Thai


Ngày ấy tôi đi. Buồn như chưa bao giờ buồn thế. Trăng trên biển, lạnh và cô đơn. Nhưng không lạnh và buồn bằng cõi lòng của chàng trai trẻ lần đầu tiên xa xứ.

Hòn đảo nơi tôi sống những tháng ngày tạm dung ấy, đẹp và thơ mộng. Cứ như là nơi chốn dành cho những đôi lứa yêu nhau. Thế mà với tôi sao như lạnh lẽo, vô hồn. Cứ mỗi chiều tôi lại một mình ra ngồi trước biển, ngóng về một phương trời xa. Tiếng sóng biển vỗ mạnh vào bờ gợi lòng tôi bao nỗi nhớ. Nhớ! Nhớ da diết lắm một khung trời kỷ niệm của những dấu yêu tuổi thơ mình bỏ ở lại phía đằng sau. Và tôi còn riêng nhớ, nhớ mênh mang một tiếng hát, giờ thì thôi đã xa rồi. Tiếng hát ấy, lúc thì cao vút như tiếng cánh diều quê mẹ những chiều trời lộng gió, lúc thì trầm buồn như tiếng lòng người chinh phụ chờ trông mỏi mòn. Ngày xưa đó, nghe tiếng hát ấy, tôi thấy trước mắt mình những chiếc cầu tre quê hương khúc khuỷu, gập ghềnh, tôi thấy váng vất quanh tôi bóng dáng những bà mẹ hiền suốt đời quanh năm tần tảo. Tiếng hát ấy biến hoá khôn lường, lúc dõng dạc, uy nghi, lúc nỉ non, ai oán. "Tiếng hát ấy chỉ có một, không có hai. Tiếng hát ấy chỉ thuộc về nàng." (Kim Vân Kiều).