Tuesday, October 29, 2019

NSND Bạch Tuyết: Tiếng Xưa Còn Vọng


TT - “Phải đứng trước ngã ba sông trên đền Thượng đền Hùng mới cảm được “hồn thiêng sông núi đang cuộn khói trầm luân””. Giữa chừng câu chuyện, Bạch Tuyết vẫn ngồi nguyên trên ghế, cất giọng sang sảng khúc ca của người phụ nữ phi thường.

“Ơi giáo ơi gươm, ơi trường thương, ơi đoản kiếm! Nghe đâu các ngươi đã cùng Tiên Vương ta một thời xông trận... Ta muốn chiêu hồn các ngươi... Nhớ linh xưa muôn đội thuyền bày, cờ bay, ngựa hí. Hai quân giáo chí gươm tuốt sáng ngời...Các ngươi hãy cùng ta dàn hàng, hãy cùng ta xông tới...” (Thái hậu Dương Vân Nga - soạn giả Trúc Đường - Hoa Phượng)

Cải Lương Chi Bảo Bạch Tuyết - Lê Huyền Ái Mỹ


Đêm xuống. Trăng lên. Nến thắp đầy. Đoàn cung nữ lặng lẽ men theo con đường trúc. Trong tiếng trống chầu, vang đâu đó là thanh âm của sáo, tiêu, phủ một màu u tịch, cổ kính, bà Thái hậu được cung nghinh để tiến về đình thủy tạ… “Đã ngàn năm trôi qua, sao dời vật đổi mà ta vẫn không thể nào quên tiếng chuông báo tử của buổi chiều hôm đó…” (Hoàng hậu của hai vua – Lê Duy Hạnh). Tiếng của ngàn xưa vọng về, lặn vào sóng nước, tỏa khắp trời mây… Phút chốc, đất – trời – người như chỉ còn là một. Vô cùng. Thinh không. Sĩ Hoàng đứng một góc sau tàng tre, như thu hết cái khung cảnh, cái âm thanh huyền diệu kia vào trong cảm xúc ngất ngây không phải chỉ của một chàng họa sĩ tài hoa mà còn bằng trái âm mẫn cảm, tha thiết của một khán giả.

NSƯT Bạch Tuyết: Dùng Cải Lương Để Chuyên Chở Nền Triết Học Phật Giáo


Cái thế chông chênh, với tay không đụng trời, huơ chân không chạm đất của một Cải lương chi bảo đã khiến chị 3 lần tìm đến cái chết trong vòng có mấy năm – câu chuyện giữa TNTS với NSƯT Bạch Tuyết chủ yếu xoay quanh đoạn đời này.

Đã tưởng câu chuyện với NSƯT Bạch Tuyết không thể nào kết thúc, vì sự mải mê chị không dứt ra được trên dòng suy niệm về triết học Phật giáo và luận điểm về tính mới, tính bác học của nghệ thuật sân khấu cải lương, nhưng cuối cùng cũng “tạm dừng tại đây thôi cưng, mai mốt chị em mình gặp nữa nói nữa” vào lúc... 23 giờ 15!

Cải Lương & Nỗi Niềm Xa Xứ - Jeffrey Thai


Ngày ấy tôi đi. Buồn như chưa bao giờ buồn thế. Trăng trên biển, lạnh và cô đơn. Nhưng không lạnh và buồn bằng cõi lòng của chàng trai trẻ lần đầu tiên xa xứ.

Hòn đảo nơi tôi sống những tháng ngày tạm dung ấy, đẹp và thơ mộng. Cứ như là nơi chốn dành cho những đôi lứa yêu nhau. Thế mà với tôi sao như lạnh lẽo, vô hồn. Cứ mỗi chiều tôi lại một mình ra ngồi trước biển, ngóng về một phương trời xa. Tiếng sóng biển vỗ mạnh vào bờ gợi lòng tôi bao nỗi nhớ. Nhớ! Nhớ da diết lắm một khung trời kỷ niệm của những dấu yêu tuổi thơ mình bỏ ở lại phía đằng sau. Và tôi còn riêng nhớ, nhớ mênh mang một tiếng hát, giờ thì thôi đã xa rồi. Tiếng hát ấy, lúc thì cao vút như tiếng cánh diều quê mẹ những chiều trời lộng gió, lúc thì trầm buồn như tiếng lòng người chinh phụ chờ trông mỏi mòn. Ngày xưa đó, nghe tiếng hát ấy, tôi thấy trước mắt mình những chiếc cầu tre quê hương khúc khuỷu, gập ghềnh, tôi thấy váng vất quanh tôi bóng dáng những bà mẹ hiền suốt đời quanh năm tần tảo. Tiếng hát ấy biến hoá khôn lường, lúc dõng dạc, uy nghi, lúc nỉ non, ai oán. "Tiếng hát ấy chỉ có một, không có hai. Tiếng hát ấy chỉ thuộc về nàng." (Kim Vân Kiều).